Image

Dữ liệu tại các công ty tài chính trong thời kỳ số hóa

Dữ liệu trở thành trụ cột của ngành tài chính

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007–09, mô hình kinh doanh của các công ty dịch vụ tài chính đã trải qua những biến chuyển mạnh mẽ và sự can thiệp rõ ràng hơn của chính phủ với các quy định pháp lý ngày càng chặt chẽ

Sức mạnh công nghệ hối thúc sự thay đổi và - nếu một cuộc khủng hoảng và sự giám sát của quy định là không đủ - ngành dịch vụ tài chính cũng bị thách thức bởi những "kẻ phá bĩnh". Kỳ vọng của khách hàng về sự tương tác chặt chẽ hơn với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính yêu cầu các doanh nghiệp phải thay đổi.

Sự can thiệp của luật pháp và các khái niệm phổ thông, ví dụ như khả năng thanh toán, tính thanh khoản, bảo vệ nhà đầu tư và tính minh bạch trước và sau giao dịch trên thị trường OTC có ý nghĩa gì từ góc độ thông tin dịch vụ tài chính? Kỳ vọng tương tác của khách hàng có ý nghĩa gì đối với cơ sở hạ tầng back-end? Việc chuyển sang công nghệ đám mây và di động có ý nghĩa gì đối với bảo mật và đối với chuỗi cung ứng thông tin? Làm thế nào các công ty dịch vụ tài chính có thể đổi mới và tận dụng các nền tảng công nghệ mới?

Không có ngành nào yêu cầu nhiều thông tin như dịch vụ tài chính — tất cả nguyên liệu thô là chính thông tin. Không chỉ thế, yêu cầu quản trị thông tin còn ở mức độ cao hơn. Mức độ ảnh hưởng của ngành dịch vụ tài chính (đặc biệt là tác động bất lợi) đối với nền kinh tế thực đã được kiểm chứng đầy đủ (xem, ví dụ: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, 2015). Có một điểm đặc biệt trong ngành tài chính. Đó là nhu cầu thông tin tại thời điểm mua là lớn nhất - xét theo độ dài của một số sản phẩm này (bảo hiểm nhân thọ, thế chấp) và tác động sâu rộng mà chúng có thể có. Ảnh hưởng về sau của các quyết định mua sản phẩm tài chính đối với người tiêu dùng (bảo hiểm, kế hoạch đầu tư / hưu trí và thế chấp) trái ngược với mức độ dễ dàng khi chúng được tiếp thị và giới thiệu.

Thông tin và thời gian là rất quan trọng trong cả ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ do tốc độ đổi mới công nghệ. Số lượng lớn những dữ liệu mới được tạo ra và các phương thức giao dịch khác nhau của khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ tài chính của họ đã dẫn đến những nhu cầu đổi mới về công nghệ thông tin, tính sẵn có và bảo mật của thông tin.

Sự phát triển của hoạt động quản lý thông tin

Quản lý dữ liệu đã được quan tâm trong những năm gần đây kể từ khi nó được đổi tên thành Big Data - “dữ liệu lớn”. Big Data không gì khác ngoài việc áp dụng các công cụ tổng hợp thông tin với năng lực xử lý phần cứng với mức độ cao hơn vào các quy trình kinh doanh — từ các nghiệp vụ như telesale, chấm điểm tín dụng đến đánh giá các chiến lược đầu tư. Những thay đổi chủ đạo làm cho việc quản lý dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng trong các dịch vụ tài chính bao gồm:

  • Tăng trưởng về khối lượng thông tin. Khách hàng tương tác ngày càng nhiều bằng thiết bị di động, để lại những dấu vết kỹ thuật số đậm nét.
  • Quy trình giao dịch và thanh toán diễn ra ở tốc độ cao hơn, thể hiện bằng sự xuất hiện của các giao dịch liên tục bằng các phương thức thuận tiện hơn.
  • Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong cạnh tranh. Sức mạnh phần cứng đã tăng lên, làm cơ sở cho các công nghệ hiệu quả trên các công ty thương mại điện tử hay các nền tảng mạng xã hội tạo ra bắt đầu được áp dụng trong các dịch vụ tài chính.
  • Nhu cầu về quy định và quy trình pháp lý. Các nhà quản lý yêu cầu thông tin chi tiết hơn hơn và khi báo cáo tuân thủ trở thành trung tâm, đây là nơi bắt đầu kết nối các bộ thông tin nội bộ khác nhau. Đây là các thông tin thường nằm rải rác theo phân khúc khách hàng hoặc hệ thống sản phẩm. Đồng thời, các cơ quan quản lý giám sát hiệu quả của các quy trình nội bộ và các tiêu chuẩn chất lượng này.
  • Khách hàng trở nên ít bao dung hơn và đòi hỏi nhiều tương tác hơn. Dịch vụ tài chính đã không còn là một dịch vụ “đặc biệt”. Khi sử dụng các dịch vụ bán lẻ trực tuyến khác, khách hàng mong đợi các tiêu chuẩn cao hơn khi giới thiệu về tài khoản, trạng thái đơn hàng và thời gian phản hồi. Điều này gây áp lực lên cơ sở hạ tầng back-end và năng lực tổng hợp, xử lý thông tin của các ngân hàng

Có một thực tế rằng các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến, chẳng hạn như Facebook, Google, Apple và LinkedIn chiếm vị trí nổi bật trên smartphone của khách hàng. Điều này có nghĩa là những công ty này có khả năng mở ra con đường tới một trung tâm tiêu dùng rộng lớn, một điểm truy cập quan trọng tới các dịch vụ tài chính và là cầu nối gắn kết khách hàng với các ngân hàng truyền thống. Chứng nhận đảm bảo kết nối hệ thống ngân hàng rất dễ đạt được, nhưng bên nào sẽ chiến thắng tiếp nhận cầu nối này trong cuộc cạnh tranh căng thẳng giữa máy tính cá nhân và điện thoại thông minh. Một thách thức nữa là hình ảnh của hệ thống ngân hàng đã xấu đi tương đối so với các công ty dịch vụ trực tuyến. Sau khủng hoảng tài chính, hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn để tự định vị như một “bên thứ ba đáng tin cậy”, điều mà không thể thiếu trong chuỗi giao dịch. Đặc biệt là về mặt thanh toán, sự phát triển nhanh chóng trong thương mại điện tử đã giới thiệu nhiều công ty fintech mới cung cấp các dịch vụ mà các ngân hàng lẽ ra có thể cung cấp từ rất lâu.

Nhu cầu về một hệ thống quy tắc hoàn thiện

Phản hồi của các cơ quan quản lý đối với khủng hoảng tài chính đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng và thúc đẩy mạnh mẽ các xu hướng hiện có về khả năng tổng hợp dữ liệu. Các chính sách chủ yếu với mục tiêu điều tiết có thể kể tới:

  • Củng cố bảng cân đối của các ngân hàng bằng cách tăng thêm yêu cầu về an toàn vốn để làm cho chúng khỏe mạnh hơn;
  • Minh bạch hóa thị trường bằng cách thúc đẩy minh bạch thông tin trước và sau khi thực hiện giao dịch thương mại;
  • Bảo vệ khách hàng phổ thông khỏi những nguy cơ của các sản phẩm tài chính xấu;
  • Khuyến khích thay đổi văn hóa làm việc tại các ngân hàng để giúp họ nhận thức rõ hơn về rủi ro và tập trung vào toàn bộ quy trình thay vì chỉ các mô hình rủi ro.

Theo định nghĩa, Báo cáo tuân thủ là một chức năng trung tâm. Các ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cần một bức tranh toàn cảnh. Rủi ro và tài chính luôn là các khái niệm bao hàm vô vàn nội dung, chủ đề; và cũng là nơi vấn đề tích hợp dữ liệu trở nên quan trọng nhất. Quy định mới về khả năng thanh toán yêu cầu cung cấp chi tiết hơn về các rủi ro, các khái niệm rủi ro mới chưa từng được nhắc đế, các số liệu mới để truy vết rủi ro và phân tích kịch bản “What if” dưới dạng các bài Stress test. Từ góc độ minh bạch, quy định mới đã yêu cầu nhiệm vụ báo cáo giao dịch và chuẩn hóa việc cung cấp thông tin của các sản phẩm tài chính. Tự nhiên, điều này đã dẫn đến rất nhiều dữ liệu thô dưới dạng các giao dịch công khai khả dụng có thể được sử dụng trong các quy trình đo lường và đánh giá rủi ro thị trường.

Việc tập trung vào bảo vệ nhà đầu tư đã khiến các ngân hàng thu thập thêm thông tin về tất cả khách hàng để đánh giá các phương thức đầu tư của họ và xác định xem họ có đủ điều kiện để giao dịch với loại tài sản đó không. Trước cuộc khủng hoảng, rủi ro dường như đã trở thành một chuỗi liên tục có khả năng biến hóa khôn lường. Các sản phẩm tài chính có thể được xây dựng theo mong muốn của khách hàng. Điều này khiến cho rủi ro tiềm tảng ở những phần dễ bị tổn thương nhất. Các vụ bê bối về bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và chính quyền địa phương là minh chứng cho điều đó. Do đó, yêu cầu thông tin báo cáo về các sản phẩm tài chính và khách hàng mục tiêu cũng tăng lên.

Các cơ quan quản lý ngày càng có nhiều tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp trong việc xác định và phân loại các sản phẩm tài chính và pháp nhân tương tác với chúng. Một trong những ví dụ thành công nhất là sự ra đời của tiêu chuẩn toàn cầu để nhận dạng các pháp nhân, bộ định danh pháp nhân (LEI). Các cơ quan hành pháp đã trở nên tích cực hơn trong việc truy thu các doanh nghiệp "bỏ quên" một phần thuế thu nhập — điều này yêu cầu sự đo lường chính xác từ những thông tin thêm thu thập được.

Mục tiêu của quản trị dữ liệu trong các tổ chức tài chính

Mục tiêu của Quản lý dữ liệu là đạt được nền tảng dữ liệu chung, tạo niềm tin và sự tin cậy vào cơ sở dữ liệu, đồng thời đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu được sử dụng trong các quy trình kinh doanh. Đặc biệt là trong các dịch vụ tài chính với sự gia tăng sản phẩm và yêu cầu nặng nề về báo cáo trong và ngoài doanh nghiệp, cải thiện quản lý dữ liệu là một điều cần thiết.

Những người phụ trách các sáng kiến và thực thi hoạt động quản lý dữ liệu thường được gọi là Giám đốc Dữ liệu (CDO). Sẽ có vô vàn những khó khăn, thách thức dành cho họ. CDO thường có một trong hai nhiệm vụ chính:

- The Evangelist CDO: Quản lý các nhóm nhỏ, mức độ quyền lực không cao, báo cáo tới Giám đốc Hoạt động và Giám đốc Thông tin và thuộc mô hình tổ chức ma trận

- The Policeman CDO: Quản lý ngân sách, Quyền hạn ngang ngửa với Giám đốc hoạt động COO và Giám đốc thông tin CIO. Quản lý cấp cao và báo cáo trực tiếp với CEO. Mô hình tổ chức tập trung

Mục tiêu của Quản lý dữ liệu và Giám đốc Dữ liệu chủ yếu là hỗ trợ kinh doanh bằng cách cải thiện chuỗi cung ứng thông tin. Điều này đạt được thông qua sự kết hợp giữa các bộ dữ liệu, các công cụ cải tiến và quy trình nâng cấp. Nắm bắt những thông tin về hiện trạng doanh nghiệp cho phép thiết kế và quản lý các quy trình hoạt động theo cách tốt hơn. Quá trình này thường bắt đầu bằng việc kiểm kê kho dữ liệu và định hình dữ liệu rõ ràng, trước khi cố gắng hài hòa các khái niệm và tiêu chuẩn kỹ thuật. Bước tiếp theo là làm rõ quyền sở hữu và tái cấu trúc quy trình quản lý dữ liệu. Cuối cùng là xây dựng các công cụ và kỹ thuật hỗ trợ kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối và kiểm soát thông tin thay vì khóa các quy trình của ngày hôm nay và ngăn chặn cơ hội phát triển của ngày mai.

Nếu nền tảng đó được xây dựng hoàn thiện, nó sẽ giúp đưa ra câu trả lời cho nhiều vấn đề cơ bản trong kinh doanh liên quan tới hoạt động sản xuất, thương mại và tuân thủ pháp luật. Các câu hỏi ví dụ như sau:

  • Khách hàng sẽ thanh toán chứ? Họ sẽ thanh toán kiểu như thế nào? Khách hàng có thể vay 1 khoản bao nhiêu?
  • Tìm những cơ hội kinh doanh mới ở đâu?
  • Còn có thể bán thêm sản phẩm nào khác cho vị khách hàng này?
  • Phục vụ vị khách hàng này có tiêu tốn không? Có nên tiếp tục phát triển sản phầm này không?
  • Khách hàng có muốn giao dịch không? Doanh nghiệp có nên giao dịch không? Đây có phải là tất cả những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt không?
  • Sản phẩm kinh doanh có được thiết lập chính xác không? Giá có phản ánh tình trạng mới nhất không? Có thể xử lý tất cả các thay đổi đối với các tổ chức kinh doanh, hành động của công ty và các sản phẩm tài chính không?

Áp lực chi phí cũng như áp lực cạnh tranh trong ngành khiến yêu cầu trả lời nhanh chóng và chính xác những câu hỏi này bằng cách khai thác tất cả thông tin sẵn có trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thách thức tổng thể đối với các bộ phận CNTT trong dịch vụ tài chính không phải chỉ là việc hạn chế những giao dịch không thành công, cắt giảm chi phí dữ liệu hoặc tuân thủ quy định pháp lý. Thách thức cơ bản là truyền tải tất cả các dữ liệu họ có trong tay đến đúng lúc và đúng người cần nó nhất.

N.Đ.P

 

admin_img

Người đăng

Đặng Phong Nguyên

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Để lại bình luận

img

Đăng ký nhận bản tin