Image

"Ba đòn bẩy" định hình tương lai nền kinh tế số

Kinh tế số toàn cầu đang phát triển thần tốc và dự kiến, hơn 50% GDP toàn cầu sẽ được số hóa trong năm nay. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc,… đều đã công bố kế hoạch đầu tư mạnh tay vào nền kinh tế số.

Với tư cách nhà cung cấp cơ sở hạ tầng CNTT và viễn thông, các nhà khai thác mạng sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt tốc độ phát triển của nền kinh tế số trong tương lai.

"Ba đòn bẩy" định hình tương lai nền kinh tế số

Trong bài phát biểu trong khuôn khổ Diễn đàn MWC 2022, ông Ryan Ding, Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch nhóm kinh doanh hạ tầng viễn thông (Carrier BG) của Huawei trong bài phát biểu "Thắp sáng tương lai" cho biết, sức sống của nền kinh tế số được đánh giá bởi 03 yếu tố: mật độ kết nối, đa dạng điện toán và mật độ giảm thiểu carbon. 03 yếu tố này sẽ mang đến cho các nhà khai thác mạng những đòn bẩy mà họ cần để định hình tương lai nền kinh tế số.

Cụ thể, bằng cách tăng mật độ kết nối, các nhà khai thác có thể phát triển lượng người dùng 5G và mở rộng phạm vi kinh doanh của họ. Bằng cách đa dạng hóa các nguồn tài nguyên điện toán, nhà khai thác có thể tạo ra sức mạnh hợp lực giữa kết nối và CNTT để thúc đẩy số hóa doanh nghiệp, tạo đà bứt phá tăng trưởng mới.

Đối với đòn bẩy giảm thiểu carbon, các giải pháp CNTT và viễn thông "xanh" mới ra mắt sẽ góp phần tăng dung lượng mạng và cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi bit để hướng đến phát triển bền vững hơn.

Thế hệ mạng 5G đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc

5G thương mại đã bắt đầu triển khai cách đây hai năm và kể từ đó, số nhà mạng, người dùng, thiết bị 5G… tăng trưởng nhanh chóng. Đến cuối năm 2021, hơn 200 nhà khai thác đã triển khai mạng 5G thương mại, phục vụ cho hơn 700 triệu người dùng, cùng với đó là trên 1.200 thiết bị 5G đang được sử dụng rộng rãi. Số lượng người dùng ngày càng gia tăng không chỉ mang lại lợi nhuận cho các nhà khai thác, mà đồng thời còn thúc đẩy triển khai liên tục mạng 5G.

Tại Trung Quốc, mạng riêng 5GtoB đã được triển khai trên quy mô lớn trong nhiều ngành công nghiệp. Nổi bật là dự án triển khai 5G ở khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc), giúp mỏ than ứng dụng 5G để điều khiển các máy đào từ xa, đảm bảo an toàn cho các công nhân khai thác than.

Kết nối + IT tạo ra cú hích tăng trưởng mới

Theo ông Ding, khi ngày càng có nhiều ngành tham gia vào cuộc đua số hóa, hạ tầng CNTT sẽ cần phải xây dựng lại để đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn. Bằng cách kết hợp CNTT (IT) và công nghệ truyền thông (CT), đám mây và vùng biên, đám mây và mạng sẽ giúp các nhà khai thác mạng vận hành số hóa và thông minh hơn, từ đó đạt được mức tăng trưởng doanh thu mới. Điển hình như ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giải pháp OneStorage của Huawei đã giúp nhà khai thác cắt giảm 30% tổng chi phí sở hữu (TCO).

Giải pháp ICT xanh: Nhiều dung lượng hơn, ít năng lượng hơn

CNTT và viễn thông (ICT) xanh là chìa khóa tăng trưởng bền vững trong nền kinh tế số tương lai. ICT đang cung cấp hàng loạt giải pháp mới giúp các ngành công nghiệp khác giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ môi trường. Theo thực tế, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khoảng 10 lần so với chi phí khoản đầu tư ban đầu vào công nghệ.

Các dự báo cho thấy trên 50% GDP toàn cầu sẽ được số hóa trong năm 2022. Khi nền kinh tế số toàn cầu phát triển nhanh chóng, nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ đã vượt quá mong đợi.

Huawei hiện đang tuân thủ chiến lược "Nhiều bit hơn, ít watts hơn" (Nhiều dung lượng hơn, ít năng lượng hơn) trong lĩnh vực này. Ngoài việc cải thiện các năng lực kỹ thuật số cơ bản, Huawei đã cam kết sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hơn 2,7 lần bằng cách tạo ra những bước đột phá trong các lĩnh vực như lý thuyết, vật liệu và thuật toán. Các sản phẩm Massive MIMO thế hệ thứ ba của Huawei sử dụng đầy đủ công nghệ đa anten để cải thiện hiệu suất năng lượng lên 30% so với các sản phẩm cùng loại.

Theo Jay Chen, Phó Chủ tịch Huawei châu Á - Thái Bình Dương, Huawei tăng cường đầu tư vào các giải pháp xanh bền vững, tận dụng sản xuất điện sạch, giao thông vận tải điện và lưu trữ năng lượng thông minh, để hỗ trợ các mục tiêu cắt giảm khí thải carbon của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy năng lượng tái tạo và đóng góp vào một nền kinh tế tuần hoàn. Thông qua những tiến bộ như thế này, ngành ICT có thể giúp các ngành công nghiệp khác giảm lượng khí thải carbon của chính họ./.

Theo ICT Việt Nam

admin_img

Người đăng

Đặng Phong Nguyên

Bình luận

qeNtfPNC 11:08 29/12/2022 - Reply

e

qeNtfPNC 11:08 29/12/2022 - Reply

@qeNtfPNC:

Để lại bình luận

img

Đăng ký nhận bản tin